Phí trước bạ là gì? Cách tính thuế trước bạ nhà đất, ô tô, xe máy năm 2021
Một số điều cần biết về bản đồ địa chính
Được biết đến là dạng bản đồ thể hiện rõ đồ họa, ghi chú, hệ thống hóa các thông tin về vị trí địa lý, trạng thái sử dụng của mảnh đất, nhưng thực chất bản đồ địa chính là gì, khi đọc dạng bản đồ này cần có những lưu ý gì trong quá trình sử dụng, hãy tìm hiểu những thông tin hữu ích ngay dưới đây.
Bản đồ địa chính là gì?
Bản đồ địa chính là dạng bản đồ có tỉ lệ lớn, được lập dựa trên ranh giới hành chính của từng địa phương, nhằm thể hiện rõ từng thửa đất, số hiệu của từng thửa đất, nhà ở của các người dân sinh sống trên địa bàn được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp.
Không chỉ phân rõ vị trí địa lý, bản đồ địa lý còn hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mà cụ thể mà Ủy ban nhân dân các cấp lựa chọn làm cơ sở để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đáng chú ý, dạng bản đồ này là một trong ba yếu tố cấu thành nên hồ sơ địa chính, ngoài ra còn có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sổ sách địa chính. Như vậy, bản đồ địa chính là một phần của hồ sơ địa giới hành chính.
Theo luật định, quy định tại Điều 3 Luật đất đai năm 2013, loại bản đồ này được hiểu một cách đơn giản là dạng bản đồ thể hiện rõ nét các thửa đất, các yếu tố địa lý có liên quan, do các cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận, thực hiện việc kiểm tra, giám sát đầy đủ.
Còn theo Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT quy định rõ về bản đồ địa chính, “đây là tổng thể thông tin được thể hiện bằng dạng đồ họa, kèm theo chú thích, phản ánh rõ thông tin về trạng thái pháp lý, đặc điểm của thửa đất kèm theo vị trí và ý nghĩa của thửa đất đó.
Loại bản đồ vẽ địa chính gồm những gì?
Theo luật định, bản đồ thể hiện phần lô đất được tạo thành từ 10 yếu tố sau:
+ Khung bản đồ
+ Các điểm khống chế toạ độ theo quy định.
+ Mốc địa giới và đường địa giới hành chính.
+ Mốc quy hoạch, các loại chi giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thuỷ lợi, hệ thống đường điện…
+ Ranh giới giữa các thửa đất.
+ Ký hiệu biểu thị về nhà ở và các công trình khác.
+ Các thành phần thể hiện: đê điều, sông, suối, kênh rạch…
+ Các công trình có giá trị lịch sử, văn hoá.
+ Thể hiện dáng đất hoặc ghi chú độ cao.
+ Giải đáp các ký hiệu trên bản đồ.
Nội dung trên bản đồ biểu thị những gì?
Phân theo cấp độ, dựa vào Điều 3, 4 Thông tư số 47/2014/TT-BTNMT ngày 22/8/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, sẽ phân chia bản đồ hành chính thành ba loại khác nhau bao gồm: bản đồ cấp huyện, bản đồ cấp tỉnh; bản đồ trên toàn quốc.
Về nội dung, trên bản đồ sẽ bắt buộc phải thể hiện những yếu tố sau:
+ Lưới kinh tuyến vĩ tuyến;
+ Các điểm tọa độ, độ cao quốc gia;
+ Ghi chú rõ về tỷ lệ, thước tỷ lệ;
+ Đường biên giới quốc gia và địa giới hành chính;
+ Các yếu tố nền địa lý như thủy văn – địa hình – dân cư – kinh tế – xã hội – giao thông.
Tại sao phải thiết lập bản đồ địa chính?
Về cơ bản, cơ quan chức năng bắt buộc phải thiết lập bản đồ nhằm:
+ Giúp thống kê diện tích đất đai trong khu vực đối với các cấp và trên cả nước với các bộ, ban, ngành, chính phủ.
+ Giúp xác lập quyền sở hữu đất đai đối với các cá nhân, tổ chức,…
+ Dựa vào bản đồ, cơ quan chức năng có thể dễ dàng thu thuế, giải quyết các tranh chấp đất đai giữa các bên, hỗ trợ việc quy hoạch, đền bù đất đai…
+ Dễ dàng cung cấp đầy đủ thông tin về đất đai, hỗ trợ việc kế thừa, chuyển nhượng, buôn – bán một cách dễ dàng đối với các tài sản đất đai, nhà ở…
Truy cập vào website Timnha24h.net để cập nhật thông tin nhà đất mỗi ngày.
>>> Có thể bạn quan tâm: Quy hoạch đất ở xây dựng mới là gì? Có nên mua đất đang trong quy hoạch không