Thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4 mới nhất!

 Thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4 mới nhất!

Khi nào cần phải xin phép cải tạo nhà ở? Thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4 bao gồm những giấy tờ gì? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn liên quan đến vấn đề này.

>> Xây nhà cấp 4 và những quy định về nhà đất

Trường hợp nào cần xin phép sửa chữa nhà ở?

Theo Luật Xây dựng năm 2014 và Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung năm 2020, hai trường hợp cần có giấy phép khi tiến hành sửa chữa nhà. Cụ thể như sau:

  • Trường hợp 1: Cải tạo nhà có thay đổi kết cấu chịu lực

Quá trình sửa gây ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chung của toàn bộ ngôi nhà. Việc tu sửa liên quan đến hệ thống khung sườn như: cầu thang, cột, đổ sàn, nâng tầng…

  • Trường hợp 2: Cải tạo nhà không thay đổi kết cấu chịu lực

Việc sửa không gây ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chung của ngôi nhà cũng cần phải xin giấy phép. Trong đó gồm những thay đổi như: xây ngăn phòng, nâng nền, ốp gạch, lăn sơn, cải tạo hệ thống điện – nước…

Thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4 gồm những gì?

Bạn cần tu sửa khi ngôi nhà đã xuống cấp, diện tích quá nhỏ không đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt của cả gia đình. Việc cơi nới, nâng cấp chất lượng nhà buộc bạn phải xin giấy phép từ cơ quan có thẩm quyền.

Bạn cần nắm rõ về thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4 trước khi định sửa sang lại nhà cửa
Bạn cần nắm rõ về thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4 trước khi định sửa sang nơi ở.

Trường hợp 1: Cải tạo nhà làm thay đổi kết cấu chịu lực

Hồ sơ xin giấy phép bao gồm:

  • Kết quả kiểm định kết cấu chất lượng công trình nhà ở;
  • Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa công trình, nhà ở;
  • Sổ đỏ hoặc sổ hồng;
  • Lệ phí trước bạ;
  • Bản cam kết quá trình sửa nhà không ảnh hưởng đến các hộ xung quanh;

Thời gian giải quyết là 20 ngày làm việc kể từ khi bạn nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Sau khi được cấp giấy phép, bạn nộp giấy tờ này cùng với hồ sơ pháp lý của nhà thầu cho cán bộ phụ trách mảng xây dựng tại xã/phường.

Trường hợp 2: Cải tạo nhà không làm thay đổi kết cấu chịu lực

Thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4 đối với trường hợp không làm thay đổi kết cấu chịu lực đơn giản hơn. Cụ thể, các hồ sơ bạn cần chuẩn bị như sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép cải tạo công trình, nhà ở;
  • Sổ đỏ hoặc sổ hồng;
  • Bản cam kết quá trình sửa nhà không ảnh hưởng đến các hộ xung quanh;

Thời gian thực hiện tùy vào các địa phương khác nhau. Sau khi nhận, bạn nộp giấy phép cho cán bộ phụ trách mảng xây dựng tại xã/phường.  

Quy định xử phạt về hành vi thi công sai giấy phép sửa chữa nhà

Trường hợp buộc phải xin giấy phép nhưng lại không tuân theo quy định sẽ bị xử phạt.
Trường hợp buộc phải xin giấy phép nhưng lại không tuân theo quy định sẽ bị xử phạt.

Khoản 3, Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt về vi phạm tổ chức thi công công trình sai giấy phép xây dựng được cấp với các trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc về quy định về trường hợp cải tạo nhà cần xin giấy phép. Bên cạnh đó là những giấy tờ cần thiết và thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4. Bạn cần hiểu và nắm được để quá trình cải tạo nhà diễn ra thuận lợi hơn.

Đừng bỏ lỡ các thông tin quan trọng về nhà đất, dự án bất động sản trên Timnha24h.net nhé!

>>> Tìm hiểu thêm: Thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4 mới nhất!

THuyen

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *