Cúng động thổ – 3 điều kiêng kỵ tuyệt đối không được làm!

 Cúng động thổ – 3 điều kiêng kỵ tuyệt đối không được làm!

?????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????

Cúng động thổ là một nghi lễ tâm linh không thể thiếu khi bắt đầu xây dựng nhà của người Việt. Vậy phong tục này có vai trò quan trọng như thế nào? Khi cúng cần kiêng kỵ những việc gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những băn khoăn đó của bạn.

Mâm cúng động thổ cần được chuẩn bị đầy đủ.

Cúng động thổ có quan trọng không?

Lễ động thổ là một sự kiện mang tính tâm linh, như một lời xin phép của gia chủ đến Thổ thần về việc xây dựng nhà, công trình ngay trên mảnh đất, thông báo cho những vong linh đang ở đó nhanh chóng, hoan hỉ dọn đi.

Lễ cúng giúp tránh những sai sót có thể xảy ra, thúc đẩy quá trình xây nhà diễn ra nhanh và thuận lợi hơn. Nhiều người quan niệm rằng nghi lễ này đồng thời cũng giúp gia chủ có sức khỏe dồi dào, làm ăn ngày càng phát đạt.

Chính vì vai trò quan trọng về mặt tâm linh nên người Việt rất coi trọng lễ động thổ. Tùy theo quy mô, mục đích của công trình cũng như khả năng tài chính mà mỗi gia chủ lại có cách tổ chức nghi lễ này khác nhau.

3 điều kiêng kị khi cúng động thổ

Cúng động thổ là nghi lễ quan trọng, giúp gia chủ yên tâm hơn về mặt tâm lí. Do đó, bên cạnh việc chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, thực hiện tuần tự theo từng bước, gia chủ cần tránh phạm phải những điều kiêng kỵ có thể gây ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nhà ở.

Cúng vào ngày xấu

Chọn giờ hoàng đạo, ngày hoàng đạo mục đích nhằm chọn ra được một thời điểm tốt đẹp nhất cho việc khởi công nhà mới. Muốn chọn được giờ tốt, ngày đẹp phù hợp với tuổi của gia chủ cần phải xem xét thật kỹ trong lịch vạn sự.

Trong đó, tuyệt đối tránh những ngày xấu dưới đây:

  • Ngày Nguyệt Kỵ: Mùng 5, 14, 23 Âm lịch hằng tháng.

Ông bà ta quan niệm:

“Mùng năm, mười bốn, hai ba

Đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn”.

  • Ngày Tam Nương: Mùng 3, 7, 13, 18, 22, 27 Âm lịch hằng tháng
  • Ngày Sát chủ Dương là những ngày đại kị đối với những công việc đại sự với người sống như: xây nhà, khởi công, mua xe, xuất hành cầu tài, khai trương…

Theo từng tháng sẽ có ngày Sát chủ Dương khác nhau như sau:

Tháng 1: ngày Tý

Tháng 2, 3, 7, 9: ngày Sửu

Tháng 4: ngày Tuất

Tháng 5, 6, 8, 10, 12: ngày Thìn

Tháng 11: ngày Mùi

Mâm lễ động thổ sơ sài

Mâm lễ sơ sài, thiếu thứ này thứ kia là tối kỵ khi tiến hành cúng Thần Đất. Bởi điều này sẽ gây phật lòng thần Thổ Địa,  mang điềm xấu vào nhà. Nhiều người cho rằng, sự cẩu thả này sẽ khiến quá trình thi công công trình không thuận lợi, gặp nhiều rắc rối, quấy nhiễu.

Ở mỗi địa phương sẽ có từng quy về cách thức chuẩn bị lễ vật, nghi thức động thổ riêng. Để biết được mâm cúng cần có những lễ vật gì, tránh sai sót gia chủ cần hỏi thầy phong thủy và nhớ ghi chép rõ ràng, chi tiết, cẩn thận để mua sao cho đúng và đầy đủ.

Sau nghi thức cúng, gia chủ nên tự tay cuốc vài nhát xuống khu vực sắp xây dựng.

Đọc sai văn khấn động thổ

Các bài văn khấn thường dài, từ ngữ sử dụng mang tính đặc thù bởi vậy gia chủ cần tìm đến thầy cúng để có một bài văn đúng và đầy đủ. Trước khi làm lễ, gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo chỉnh tề để thể hiện lòng tôn kính với thần linh.

Trong quá trình làm lễ, tốt nhất bạn nên cầm bài văn khấn, thành tâm đọc lên thành tiếng để không sai sót.

Sau khi đã nghi thức cúng hoàn thành, gia chủ phải hóa tiền vàng, vàng mã và rải muối gạo. Cuối cùng, bạn hãy kết thúc nghi lễ bằng cách tự tay cuốc vài nhát vào chỗ định đào móng.

Như vậy, ở bài viết này chúng tôi đã giúp bạn đọc hiểu được vai trò quan trọng của nghi thức cúng động thổ và những điều kiêng kỵ cần tránh. Hi vọng rằng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn và gia đình khi tiến hành lễ động thổ để được Thần Đất che chở, phù hộ.

Truy cập ngay website Timnha24h.net hằng ngày để bổ sung ngay các kiến thức về mua bán nhà đất, xây dựng nhà ở…nhé!

>>> Tìm hiểu thêm: Thủ tục mua bán đất thổ cư cần lưu ý gì?

THuyen

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *