Nhà nước chỉ được cưỡng chế thu hồi đất khi đủ các điều kiện sau

 Nhà nước chỉ được cưỡng chế thu hồi đất khi đủ các điều kiện sau

Nhà nước chỉ được cưỡng chế thu hồi đất khi đủ các điều kiện sau

Cưỡng chế thu hồi đất là biện pháp cuối cùng mà Nhà nước áp dụng nhằm buộc người dân thực hiện quyết định thu hồi. Vậy, người dân khi nào bị cưỡng chế thu hồi nhà đất và trình tự thủ tục cưỡng chế được quy định thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này.

  1. Điều kiện cưỡng chế thu hồi đất
  2. Nguyên tắc cưỡng chế 
  3. Trình tự và thủ tục cưỡng chế và thu hồi đất

Điều kiện cưỡng chế thu hồi đất 

Căn cứ khoản 2 Điều 71 Luật Đất đai năm 2013, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:

– Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi đã vận động, thuyết phục.

– Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

– Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành.

– Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì UBND cấp xã lập biên bản.

Như vậy, Nhà nước tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất khi có đủ 04 điều kiện trên.

Nguyên tắc cưỡng chế 

– Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định.

– Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính.

Theo đó, người bị cưỡng chế thu hồi nhà đất có thể dựa vào nguyên tắc trên để bảo vệ quyền và lợi ích của mình nếu người thực hiện cưỡng chế không tuân thủ đúng quy định.

>> Xem thêm: Đất quy hoạch hỗn hợp có được xây dựng và bồi thường không.

Trình tự, thủ tục cưỡng chế thu hồi đất

Theo khoản 4 Điều 71 Luật Đất đai 2013 (hướng dẫn tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP), cưỡng chế thu hồi nhà đất được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Thành lập Ban thực hiện cưỡng chế

Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế gồm:

+ Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp huyện là trưởng ban;

Thành viên gồm:

+ Đại diện các cơ quan tài chính, tài nguyên và môi trường, thanh tra, tư pháp, xây dựng cấp huyện;

+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã;

+ Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng,

+ UBND cấp xã nơi có đất và một số thành viên khác do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định.

Bước 2: Vận động, thuyết phục, đối thoại

– Nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.

Bước 3: Tổ thức thực hiện cưỡng chế

Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế;

– Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế;

– Nếu không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.

☛ Trên đây là những thông tin cần biết về điều kiện, nguyên tắc, quá trình và thủ tục cưỡng chế và thu hồi đất. Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích,hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè.

Truy cập vào website Timnha24h.net để cập nhật thông tin nhà đất mỗi ngày.  

>>> Có thể bạn quan tâm: Bật mí những yếu tố ảnh hưởng đến giá đất mặt đường hiện nay, bạn đã biết?

PhuongTrang

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *