Tranh chấp đất đai được quy định gì trong luật?

 Tranh chấp đất đai được quy định gì trong luật?

Ngày nay tranh chấp đất đai không còn là chuyện xa lạ trong cuộc sống hằng ngày, từ việc xung đột trong quá trình xây dựng giữa các hộ gia đình, tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền kế thừa giữa các thành viên trong gia đình… Nhưng trước khi quyết định khởi kiện lên tòa án nhân dân để giải quyết tranh chấp, người đọc cần phải nắm rõ khái niệm và những quy định trong luật pháp liên quan đến vấn đề này. 

Tranh chấp đất đai là gì?

Theo luật định, tranh chấp đất đai là sự tranh giành, bất đồng, mâu thuẫn, xung đột về lợi ích, về quyền sở hữu tài sản bất động sản hay chính là đất đai. Việc xung đột đất đai có thể xảy ra đối với hai cá thể xa lạ hoặc với chính những thành viên trong gia đình. 

Khi xảy ra những tranh chấp, thay vì giải quyết bằng “nắm đấm”, người dùng cần phải dựa trên các điều khoản của pháp luật để giải quyết.

Dựa vào từng vụ việc tranh chấp, xung đột đối với các tài sản bất động sản, pháp luật đã chỉ ra 3 đặc điểm bao gồm:

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo luật định

+ Tranh chấp có thể xảy ra khi các cá nhân động chạm đến quyền quản lý, sử dụng hoặc những loại ích phát sinh từ tài sản bất động sản.

+ Các xung đột đất đai xảy ra giữa người có quyền sở hữu tài sản và bên không có quyền sở hư tài sản.

+ Các tranh chấp giữa liên quan đến việc kế thừa.

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai?

Ngày nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kết hợp với sự phát triển vượt trội tại các thành phố lớn, xây dựng nhiều khu đô thị, trung tâm thương mại, mở rộng đường… khiến giá nhà đất ngày càng leo thang. So với hơn 10 năm trở về trước, giá đất có sự tăng đột biến, đất khan hiếm, nhiều người lựa chọn lên chung cư sinh sống… chính vì những lý do trên khiến các vụ việc tranh giành quyền sử dụng đất ngày càng trở nên mạnh mẽ và gia tăng.

Bên cạnh đó, do những chính sách về pháp luật chưa thật sự sâu sát vào từng đời sống cá nhân, do người dân chưa nắm rõ luật khiến nhiều vụ xung đột, mâu thuẫn về đất đai được giải quyết bằng nắm đấm, gây thiệt hại lớn về người và của.

>> Có thể bạn quan tâm: Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai là gì?

3 loại tranh chấp đất đai phổ biến

Loại 1: Mâu thuẫn về quyền sử dụng đất

Đất đang tranh chấp có được bán không?

Thông thường loại tranh chấp này thường xảy ra giữa ranh giới hai vùng đất khi một bên tự ý thay đổi (lấn chiếm) hoặc do chưa thể thống nhất với nhau trong quá trình xây dựng công trình. Bên cạnh đó còn xuất hiện một số dạng tranh chấp quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng sau ly hôn; Tranh chấp khi di cư đến lập nghiệp, khai hoang (tìm đến vùng làm kinh tế mới).

Loại 2: Tranh chấp nảy sinh trong quá trình sử dụng tài sản

Trong quá trình mua – bán/ cho thuê/ thế chấp đất… sẽ xảy ra mâu thuẫn. Ngoài ra việc xung đột đất đai cũng xảy ra khi giải phóng mặt bằng, giải tỏa nhằm phục vụ cho nhu cầu cầu, lợi ích của nhà nước.

Loại 3: Tranh chấp về mục đích sử dụng

Trong quá trình sử dụng đất trồng làm nông nghiệp, ngư nghiệp… vẫn xảy ra tình trạng tranh chấp không thể giải quyết và phải nhờ pháp luật can thiệp.

Lưu ý: Khi xảy ra tranh chấp, nếu cả hai bên không thể thực hiện các biện pháp hòa giải, thủ tục, quy trình và làm hồ sơ gửi lên tòa án nhân dân các cấp sẽ được diễn ra. Trong trường hợp không đồng ý với tòa án sơ thẩm, người tranh chấp có thể đệ đơn lên tòa án cấp cao hơn để được giải quyết.

Trên đây là một số chia sẻ, thông tin cần biết về tranh chấp, mâu thuẫn về đất đai, tài sản bất động sản, hy vọng những thông tin trong bài có thể giúp ích được nhiều cho các bạn. Truy cập vào Timnha24h.net để tìm hiểu nhiều thông tin mua bán nhà đất hữu ích nhất.

>>> Xem thêm: Thời hạn sử dụng đất là bao lâu? Có được gia hạn không?

ThuyQuynh

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *